2. Trung bình ở mỗi đợt hội quân, ông Kim Sang Sik thường gọi khoảng 26-27 cầu thủ, ít gây bất ngờ hay quá mới mẻ để người hâm mộ có thể thắp lên hy vọng vào một cuộc cách mạng nhân sự ở đội bóng vốn đã đánh mất nhiều động lực, khát vọng… kể từ khi HLV Park Hang Seo rời đi.
Vốn dĩ không mới, danh sách mà thuyền trưởng tuyển Việt Nam đưa ra cũng không hẳn quá chính xác nếu xét trên tiêu chí là phong độ, điển hình như trường hợp Văn Quyết khi phải mãi tới lần thứ 3 mới được gọi chẳng hạn.
Và vì không hoặc ít đánh giá trên phong độ, năng lực… nên trong 3 đợt tập trung đã qua tuyển Việt Nam cũng xuất hiện một vài cái tên hơi khiến người hâm mộ, giới chuyên môn lấn cấn.
Cũng từ đây, thời điểm các trụ cột của tuyển Việt Nam trước kia xuống dốc cả phong độ lẫn tinh thần nên không khó hiểu khi HLV Kim Sang Sik vẫn chưa giành kết quả khả quan để tạo niềm tin cho người hâm mộ như kỳ vọng.
3. Sau 5 trận đấu tính cả giao hữu tới chính thức, lẽ ra lúc này HLV Kim Sang Sik phải xây dựng xong cho tuyển Việt Nam bộ khung về con người lẫn lối chơi và đợt đội quân cuối cùng vào tháng 11 tới chỉ còn là rà soát những bước cuối.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do ông Kim Sang Sik chưa thể chọn được những con người ưng ý nhằm phục vụ ý đồ chiến thuật mà HLV này mong muốn.
Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, khi AFF Cup 2024 không còn nhiều thời gian, xem chừng thuyền trưởng tuyển Việt Nam cần phải đưa ra những quyết định chính xác hơn về nhân sự.
Có nghĩa đợt tập trung cuối cùng chuẩn bị cho giải đấu lớn nhất khu vực tới đây HLV Kim Sang Sik cần phải triệu tập các cầu thủ đảm bảo khát vọng chiến thắng bên cạnh phong độ, chuyên môn cao nhất nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra. Bằng không có thể tuyển Việt Nam đối mặt với bài toán rất phức tạp và khó vượt qua.
Về nguyên nhân, người phụ nữ xin giấu tên kể, chồng cô - Rajesh hiếm khi tắm rửa, thường xuyên mặc quần áo bẩn và bị hôi miệng. Việc đó khiến cô không thể lại gần hay muốn ân ái với anh ta.
Khi các viên chức thẩm vấn, họ rất ngạc nhiên khi nghe chồng của người phụ nữ thú nhận, anh ta thường chỉ tắm 1 – 2 lần/tháng và một tuần sẽ một lần vẩy chút ít nước linh thiêng gangajal (nước lấy từ sông Hằng) lên người. Tuy nhiên, anh ta quả quyết, trong 40 ngày chung sống, bản thân đã tắm tới 6 lần để chiều ý vợ.
Theo một cố vấn tại Trung tâm tư vấn hôn nhân gia đình, vài tuần sau đám cưới, cặp đôi bắt đầu cãi vã gay gắt và người vợ bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Sau đó, gia đình cô đã nộp đơn khiếu nại về hành vi quấy rối đòi của hồi môn của người chồng lên cảnh sát địa phương và xin ly hôn.
Sau khi thảo luận với cảnh sát, Rajesh đã đồng ý cải thiện vệ sinh cá nhân và sẽ tắm rửa hàng ngày. Song, vợ anh vẫn khăng khăng không muốn sống cùng anh ta.
Cặp đôi đã được hướng dẫn quay lại trung tâm tư vấn vào cuối tháng 9 để hòa giải thêm. Hiện chưa rõ người vợ đã nguôi ngoai và chấp nhận cho chồng một cơ hội “sửa sai” hay chưa.
"Khi ảnh hưởng của ông Biden đối với ông Netanyahu giảm đi, những cơn giận của Tổng thống càng tăng lên", Politico dẫn lời các quan chức giấu tên cho biết thêm, các cuộc điện đàm giữa 2 ông Biden và Netanyahu "ngày càng trở thành những cuộc cãi vã".
Tiêm kích Israel tấn công cơ sở quân sự của Hezbollah ở miền nam Lebanon. Ảnh: IDF
Cũng theo Politico, động thái này đã minh chứng cho "sự thừa nhận" rằng, Tổng thống Biden dường như không thể ngăn chặn một "cuộc chiến khu vực" bùng nổ ở Trung Đông. Do đó, ông Biden phải chấp nhận "hạn chế phản ứng của Israel, thay vì ngăn cản hoàn toàn".
Thông tin trên được công bố chỉ một ngày sau khi Israel tiến hành tấn công trên bộ chống lại nhóm vũ trang Hezbollah ở miền nam Lebanon. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố, chiến dịch tấn công trên bộ kết hợp với các cuộc không kích dữ dội vào Lebanon nhằm ngăn chặn đòn tấn công bằng tên lửa và súng cối xuyên biên giới từ Hezbollah.
Đáng nói, trong tối ngày 1/10, Iran đã phóng gần 200 tên lửa vào Israel với lý do đáp trả các vụ ám sát gần đây nhằm vào lãnh đạo Phong trào Hồi giáo Hamas, Hezbollah, và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Thời gian qua, Mỹ vừa lên tiếng ủng hộ quyền tự vệ của Israel, nhưng đồng thời thúc giục Israel kiềm chế khi trả đũa Iran, Hamas, và Hezbollah.
Ban đầu Politico từng đưa tin Mỹ đã âm thầm chấp thuận chiến dịch quân sự của Israel tại Lebanon, mặc dù Washington công khai thúc giục Israel tìm kiếm lệnh ngừng bắn với Hezbollah. Song trong một bài báo đăng hôm 2/10, Politico cho hay Israel đã không báo trước cho Mỹ về “chi tiết” các cuộc tấn công, và điều này đã khiến Nhà Trắng tức giận.
Cũng trong ngày 2/10, Tổng thống Biden cho hay ông sẽ không ủng hộ đòn tấn công của Israel vào các địa điểm hạt nhân của Iran.
Trong khi đó, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ cách tiếp cận của Washington về vấn đề Trung Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova mô tả sự leo thang hiện nay là minh chứng cho "sự bất lực của Mỹ trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng".